Trốn thuế là việc thực hiện các phương thức mà pháp luật không cho phép để giảm số thuế phải nộp ví dụ như bán hàng nhưng không xuất hoá đơn để giảm doanh thu hay tạo ra thông tin không có thật như mua hoá đơn để tăng chi phí được khấu trừ thuế, tạo hồ sơ giả để hoàn thuế GTGT ..Tội trốn thuế đã được sửa đổi về số tiền trốn thuế trong Bộ luật hình sự sửa đổi, bổ sung, với hình phạt nghiêm khắc nhất là bảy năm tù và phạt tiền gấp ba lần số tiền trốn thuế. Và sau đây là 1 số cách trốn thuế của DN
• Thứ 1: Mua vào giá thấp nhưng lại viết trong hoá đơn giá cao hơn
• Điều chỉnh những con số ở thiết bị vật tư, nguyên liệu, định mức tiêu hao vật tư trên một đơn vị sản phẩm, chi phí phân bổ chính là phương thức hay còn gọi là “lỗ hổng” giúp DN lách luật và nâng giá thành dễ nhất.
• Việc chi phí tăng, không những giúp DN giảm được khoản thuế TNDN phải nộp, mà còn giúp DN giảm được thuế GTGT phải nộp, bằng cách tăng thuế GTGT đầu vào khấu trừ.
• Thứ 2: Dùng hoá đơn giả hoặc hoá đơn trống rồi tự ghi giá có lợi vào
• Sử dụng hóa đơn, chứng từ không hợp pháp; sử dụng bất hợp pháp hóa đơn, chứng từ; hóa đơn không có giá trị sử dụng để kê khai thuế làm giảm số thuế phải nộp hoặc tăng số tiền thuế được hoàn, số tiền thuế được miễn, giảm.
• Thứ 3: Không xuất hoá đơn
• Mặc dù đã có quy định, các giao dịch mua bán có giá trị trên 200.000 đồng thì người bán phải xuất hóa đơn cho người mua.
• Nhưng thực tế người mua chưa quen lấy hóa đơn và người bán lại cố tình “quên” xuất hóa đơn để trục lợi VAT.
• Và sẽ xẩy ra trường hợp hàng tồn kho ảo nhiều đến lúc đó kế toán lại cuống cuồng để xử lý
• Lập thủ tục, hồ sơ hủy vật tư, hàng hóa hoặc giảm số lượng, giá trị vật tư, hàng hóa không đúng thực tế làm giảm số thuế phải nộp hoặc làm tăng số thuế được hoàn, được miễn, giảm.
• Thứ 4: Bịa ra nhiều CP để đạt mức tối đa nhưng thực tế không có CP đó
• Các nghiệp vụ không có thực nghĩa là thực tế DN không có phát sinh các nghiệp vụ này nhưng đã tự tạo ra chứng từ, đi mua chứng từ ngoài để hợp pháp hóa.
• Vì thế, có thể gọi đây là ghi khống. Ghi khống thể hiện qua những chứng từ, bảng kê giả mạo với chữ ký giả, hợp đồng lao động giả mạo, hóa đơn đi mua của cơ sở kinh doanh khác…
• Với hành vi này, DN không chỉ giảm được thuế thu nhập doanh nghiệp (TNDN) mà còn giảm được cả thuế giá trị gia tăng (GTGT) thông qua việc khấu trừ khống thuế GTGT đầu vào.
• Thứ 5: Đưa chi phí nhân công cao tối đa có thể được
• Tình trạng này thường diễn ra ở doanh nghiệp xây lắp, khoản chi phí này thường sẽ có những bảng lương khống, hợp đồng khống nhằm đưa tối đa chi phí lương. Thường sẽ có 2 bảng lương 1 là đối phó với thuế, 2 là đối phó với BHXH
• Thứ 6: Ghi giá bán thấp hơn giá thực tế và Xuất hoá đơn các liên có giá trị hàng hoá không giống nhau
• Đây là hành vi ghi giá bán trên hóa đơn và kê khai doanh thu tính thuế thấp hơn giá khách hàng thực tế thanh toán. Hành vi này thường gặp ở các DN kinh doanh nhà hàng khách sạn, vận tải tư nhân, xăng dầu, kinh doanh vật liệu xây dựng, bán ô tô và xe máy, hàng trang trí nội thất...
• Thứ 7: Hạch toán kế toán và kê khai thuế sai quy định
• Mục tiêu chủ yếu của hành vi hạch toán kế toán sai quy định pháp luật là che giấu doanh thu tính thuế, hạch toán tăng chi phí tính thuế TNDN và tăng thuế GTGT đầu vào được khấu trừ.
• Các kiểu hạch toán sai chế độ kế toán rất đa dạng. Khi bị kiểm tra phát hiện, cán bộ kế toán có thể lấy cớ là hạch toán nhầm để tránh bị phạt vì hành vi trốn thuế.
• Kế toán có thể hạch toán giảm trừ doanh thu thông qua các hình thức giảm giá, chiết khấu không đúng quy định...
• Thứ 8: Sổ sách kế toán không phản ánh đầy đủ
• Người nộp thuế thường sử dụng đồng thời hai hệ thống sổ sách kế toán là hệ thống sổ kế toán nội bộ phản ánh đầy đủ các giao dịch kinh tế và hệ thống sổ kế toán chỉ phản ánh một phần các giao dịch kinh tế chủ yếu để kê khai thuế.
• Không ghi chép trong sổ kế toán các khoản thu liên quan đến việc xác định số tiền thuế phải nộp; không kê khai, kê khai sai, không trung thực làm giảm số thuế phải nộp hoặc tăng số tiền thuế được hoàn, được miễn, giảm.
• Thứ 9: Thành lập doanh nghiệp “ma”
• Doanh nghiệp“ma” là DN được thành lập theo quy định của Luật Doanh nghiệp nhưng thực tế không sản xuất kinh doanh, chỉ nhằm mục đích đủ điều kiện để được phát hành hoá đơn, từ đó bán hóa đơn cho các đối tượng khác hoặc trung gian lập hoá đơn mua bán khống, lập hồ sơ giả mạo để xin hoàn thuế.
Nguồn: anh LỘc Dương