công việc hàng ngày của kế toán nhà hàng khách sạn là gì và cần lưu ý những gì?
1 – Nhập hoá đơn nguyên vật liệu đầu vào, lập phiếu nhập kho. Xem bài hướng dẫn Nguyên vật liệu đầu vào đối với kế toán nhà hàng
2 – Lập phiếu xuất kho vật tư cho các món ăn được chế biến
3 – Lập phiếu thu, chi liên quan đến hoá đơn bán ra và mua vào
4 – Theo dõi tổng hợp vật tư tồn kho, loại bỏ những vật tư quá hạn sử dụng tính vào chi phí khác.
5– Theo dõi, tổng hợp những vât tư mua vào không có hoá đơn và lập bảng kê 01/TNDN ( theo thông tư 78/2014/TT/BTC) đối với những vật tư mua của những hộ gia đình, nông dân ngoài chứng minh thư phô tô đồng thời lập biên bản xác nhận việc mua bán là có thật, có chữ ký của hộ nông dân và xác nhận của địa phương càng tốt.
6 – Lập bảng kê chi tiết các món ăn theo bill hoặc bảng kê kèm theo hoá đơn xuất bán, phần này thường dành cho kế toán thuế sau khi căn cứ vào hoá đơn bán ra căn cứ trên tổng doanh thu bán ra, xác định được giá vốn, từ đó căn cứ vào vật tư có sẵn để chế biến món ăn cho phù hợp rồi lúc đó mới xuất được bảng kê chi tiết này khác với bảng kê nội bộ.
7 – Đối với thương mại: xem như bán hàng thông thường: rượu, nước ngọt, hoa quả, trái cây khác, các loại thức tăn đồ khô khác
8 –Đối với việc tính giá thành căn cứ tập hợp là các yếu tố đầu vào: nguyên vật liệu chế biến các món ăn, nhân công, và sản xuất chung phân bổ
9 – Viết hoá đơn cho khách là công ty và tổng hợp lượng khách lẻ trong ngày để lập hoá đơn hoặc theo dõi doanh thu không xuất hoá đơn.
10 – Phân bổ các chi phí chung trong nhà hàng như: Tiền điện, nước, tiền gas hoá lỏng vào các món ăn – thành phẩm xuất bán
11 – Công cụ dụng cụ trong nhà hàng khách sạn khá nhiều mà lẻ tẻ nhiều mã nên bạn cần biết cách theo dõi, trích phân bổ CCDC một cách hệ thống và có tính hợp lý nhất.
12 – Tài sản cố định đầu tư ban đầu trong khách sạn, nhà hàng như: Tủ lạnh, nồi hơi…. Bạn cũng cần hiểu rõ thời gian phân bổ theo quy định của phụ lục 1 theo Thông tư 45/2013/TT-BTC để áp dụng khấu hao cho đúng thời gian và quy trình thực tế.
13 – Lập hồ sơ lương bao gồm: Bảng chấm công ca, bảng lương, lập phiếu chi lương
14 – Theo dõi hạch toán bảo hiểm xã hội, chi phí công đoàn vì trong nhà hàng nhân viên nữ nhiều nên thường tham gia vào hoạt động công đoàn theo quy định
15 – Tính giá thành chi tiết cho từng món ăn
16 – Xây dựng hệ thống kiểm soát bill và order cho các
17 – Xây dựng định mức nguyên vật liệu cho các món ăn, dịch vụ
18 – Hóa đơn chứng từ kèm theo bill hoặc bảng kê dịch vụ đi kèm
19 – Đối với phòng nghỉ thì phải có sổ lưu trú
20 – Đối với hàng tồn phải xem xét yếu tố date sử dụng để luân chuyển hàng hóa cho phù hợp, việc hủy phải lập hồ sơ tiêu hủy đúng luật
21 – Đối với sản phẩm của buồng phòng: Đồ Dùng Phòng Ngủ, Chăn Gối Và Nệm Đa Dạng….phải theo dõi và kiểm soát kết hợp cùng bộ phận buồng phòng
22 – Lập quy trình kiểm soát hàng hóa từ khâu nhập kho đến khâu xuất sử dụng, việc giao nhận phải có chữ ký đầy đủ
23 – Kiểm soát đơn giá hàng nhập mua, và xây dựng hệ thông báo giá phù hợp
24 – Báo cáo lãi lỗ chi phí doanh thu cuối tháng
Đó là 24 nhiệm vụ và kinh nghiệm mà tôi có thể nghĩ ra lúc này đối với kế toán nhà hàng khách sạn, bạn hãy xem và tham khảo chắt lọc để chọn cho mình những kinh nghiệm hay nhất nhé. Nếu bạn có kinh nghiệm quý báu thì comment để mình xin bổ sung, xin cảm ơn!
0 Nhận xét