Có lẽ với 1 số bạn kế toán mới thì việc lên được báo cáo tài chính thật khó khăn, và nó luôn luôn khiến chúng ta có cảm giác không biết bắt đầu tư đâu, không biết cần làm những gì, học cái gì trước cái gì sau.
+ Bước 03: Sau khi làm xong thì chúng ta tiến hành kiểm tra đối chiếu số liệu có khớp đúng: số liệu ghi trên Sổ Cái và bảng tổng hợp chi tiết (được lập từ các Sổ, thẻ kế toán chi tiết) được dùng để lập các Báo cáo tài chính. Số số dư đầu kỳ, phát sinh NỢ - CÓ, cuối kỳ của số cái = số dư đầu kỳ, phát sinh NỢ - CÓ, cuối kỳ của CĐPS không.
Chính vì thế hôm nay tôi muốn chia sẻ với bạn "Trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức kế toán Nhật ký chung" để bạn có thể nhìn rõ bức tranh tổng quan và từ đó có thể tự đúc kết ra được kinh nghiệm cho chính mình.
+ Bước 01: Hàng ngày, chúng ta sẽ căn cứ vào các chứng từ đã kiểm tra và làm các phiếu cần thiết như:
- Hóa đơn mua vào < 20 triệu mà thành toán bằng tiền mặt thì bạn viết phiếu chi tiền + phiếu nhập kho rồi lấy ghim bấm vào. Nếu hóa đơn trên > 20 triệu thì làm phiếu hoạch toán + phô tô hợp đồng nếu có + thanh lý nếu có + phiếu nhập kho lấy ghim bấm lại.
- Hóa đơn bán ra thu bằng tiền mặt thì bạn làm phiếu thu + hóa đơn bán ra liên xanh + phiếu xuất kho ghim lại 1 cặp. Nếu hóa đơn bán ra > 20 triệu làm phiếu hoạch toán + phiếu xuất kho + hợp đồng phô tô nếu có + thanh lý phô tô nếu có lấy ghim bấm lại.
- Chứng từ ngân hàng thì bạn để cuối tháng ngày 31 hoặc tốt nhất ngày 1 đầu tháng sau cho chắc tới ngân hàng lấy sổ phụ ngân hàng hay gọi là bảng sao kê tài khoản.
- Kèm theo đó trong tháng chúng ta có những tài liệu khác như: chứng từ nộp tiền vào ngân sách: thuế môn bài, thuế gtgt, bảng phân bổ khấu hao, phân bổ dài và ngắn hạn, bảng chấm công, bảng lương… Nếu có tất cả các chứng từ nếu trên được dùng làm căn cứ ghi vào sổ Nhật ký chung
+ Bước 03: Sau khi làm xong thì chúng ta tiến hành kiểm tra đối chiếu số liệu có khớp đúng: số liệu ghi trên Sổ Cái và bảng tổng hợp chi tiết (được lập từ các Sổ, thẻ kế toán chi tiết) được dùng để lập các Báo cáo tài chính. Số số dư đầu kỳ, phát sinh NỢ - CÓ, cuối kỳ của số cái = số dư đầu kỳ, phát sinh NỢ - CÓ, cuối kỳ của CĐPS không.
+ Bước 04: Chúng ta kiểm tra chi tiết trước khi nộp BCTC
- Đầu tiên bạn cần kiểm tra xem trên bảng cân đối phát sinh và sổ cái bắt đầu từ tài khoản loại 5 => đến loại 9 có số dư cuối kỳ không nếu có bạn đang làm sai, nếu = 0 thì bạn đúng và khi đó là bước qua của sinh tử vào cửa chính quy y của phật.
- Tiếp theo bạn cần lấy tờ khai báo thuế ra đối chiếu: tổng phát sinh số cái 511,33311 có khớp với bảng kê bán ra, tổng phát sinh bên nợ thuế đầu vào tk 1331 có khớp số thuế bảng kê hàng hóa mua vào.
- Chỉ tiêu [22] Thuế GTGT còn được khấu trừ kỳ trước chuyển sang = số dư đầu kỳ SỔ CÁI TK 1331, số dư cuối kỳ tk 1331 = chỉ tiêu [43] Thuế GTGT còn được khấu trừ chuyển kỳ sau ([43] = [41] - [42]) trên tời khai
- Nếu mà Thuế GTGT đầu ra > Thuế GTGT đầu vào thì phải nộp thuế do đó các chỉ tiêu [41] và [43] = 0, và chỉ tiêu số [40] Thuế GTGT còn phải nộp trong kỳ ([40]=[40a]-[40b]) = số dư cuối kỳ sổ cái TK 33311
- Các TK loại 1,2 không có số dư bên Có. trừ mấy bà lưỡng tính PÊ ĐÊ như : TK 214
- Các TK loại 3,4 không có số dư bên Nợ trừ mấy thằng PÊ ĐÊ. trừ 1 số TK 352, 421...
- Các TK đầu loại 5 đến loại 9 không có số dư cuối kì. Nếu bạn làm sai thì khi đó là lúc nhân viên khác sẽ được dịp lên mặt dìm cho bạn chết ngộp thì thôi. Còn nếu = 0 thì khà khà bạn sẽ tự thưởng cho mình ly trà tranh mát lạnh đi. À mà ai sẽ khen bạn giỏi đâu chỉ khi nào bạn làm sổ sách dở thì sóng mới nổi gió mới thổi mà thôi còn nếu bạn làm đúng trời yên bể lặng
- Tài Khoản 112 phải khớp với sổ phụ ngân hàng = số dư đầu cũng như phát sinh, đương nhiên không thể thiếu số dư cuối phải bằng. Nếu lệch cao hơn bạn hãy yên lặng ra ngân hàng rút về sài chơi, nếu thấp hơn báo ngay cho sếp lấy công chuộc tội
- Tài Khoản 131, 331 có thể dư cả 2 bên : với 131 nếu người ta ứng trước cho mình nó nằm bên Có, nếu người ta mua chịu chưa trả tiền nó nằm bên Nợ nếu thấy có dấu hiệu ăn quỵt thì thuê giáng hồ thôi...
- Tài Khoản 155,152,156 khớp với Bảng Tổng Hợp Nhập xuất tồn và phải khớp sổ cái , Cân đối phát sinh của các tài khoản này 155,152,156. Nếu lệch bạn thuê xe ba gác mang về, nếu thiếu là lỗi của bạn lo mà lấp liếm cho tốt để trời không biết quỹ không hay, còn là người khác tùy bạn sử lý...
- Tài Khoản 242 khớp với tổng cộng trên bảng phân bổ
- Tài Khoản 214 khớp với tổng cộng trên bảng khấu hao
- Về nguyên tắc, Tổng số phát sinh Nợ và Tổng số phát sinh Có trên Bảng cân đối số phát sinh phải bằng Tổng số phát sinh Nợ và Tổng số phát sinh Có trên sổ Nhật ký chung .
Đó là 1 số tâm sự mà tôi viết chia sẻ tới bạn. Và một khi bạn nắm được quy luật chung của nó thì khó hóa dễ, vạn vật cùng sinh cùng biến ảo diệu vô song, một kế toán giỏi phải biết làm cho số liệu nó nghe theo mình , mình điều khiển nó chứ không để số liệu nó điều khiển mình được. Có vậy mình mới làm chủ được nó.
Chúc các bạn kế toán yêu nghề thành công!
0 Nhận xét